So sánh sản phẩm
Giỏ hàng của tôi (0)
  • Hiện chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Cẩu tháp được lưu hành mấy năm?

Cẩu tháp được lưu hành mấy năm?

1. Quy định về chấp thuận lắp đặt cần trục tháp

Trước khi lắp đặt cần trục tháp, chủ đầu tư phải trình hồ sơ xin chấp thuận lắp đặt cần trục tháp. Danh mục hồ sơ gửi về Sở Xây dựng bao gồm:

a) Hồ sơ kỹ thuật cần trục tháp thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, xuất xứ, thời gian sản xuất, hồ sơ chất lượng của các bộ phận hợp thành,…; lý lịch cần trục tháp.

b) Hồ sơ chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy cần trục tháp theo quy định.

c) Hồ sơ khảo sát vị trí lắp đặt, hồ sơ thiết kế lắp đặt cần trục tháp (phần móng, giằng, neo) được tổ chức đủ điều kiện năng lực thẩm tra đảm bảo khả năng chịu lực và ổn định.

d) Sơ đồ thể hiện phạm vi di chuyển của cần trục tháp; vùng nguy hiểm vật rơi khi cần trục hoạt động; vị trí các chướng ngại vật, công trình, đường giao thông bên dưới; vị trí cần trục tháp ở trạng thái nghỉ (không hoạt động).

e) Quy trình lắp đặt, sử dụng an toàn cần trục tháp.
 



f) Phương án đảm bảo an toàn cần trục tháp trong điều kiện mưa bão được tổ chức đủ điều kiện năng lực thẩm tra đảm bảo khả năng chịu lực và ổn định. Bao gồm:

– Trường hợp dự báo tốc độ gió bão trong giới hạn cho phép theo thiết kế của cần trục tháp: Biện pháp, tiến độ hạ cần trục xuống sát tầng thi công gần nhất, tháo dỡ đối trọng và tăng cường neo giằng thân tháp, tay cần cố định vào công trình đang thi công đảm bảo an toàn tuyệt đối.

– Trường hợp dự báo tốc độ gió bão lớn hơn tốc độ gió cho phép theo thiết kế của cần trục tháp: Biện pháp, tiến độ tháo dỡ đối trọng, tay cần của cần trục tháp, tăng cường neo giằng thân tháp cố định vào công trình đang thi công hoặc tháo dỡ thân tháp trong trường hợp không có khả năng neo giằng thân tháp vào công trình đảm bảo an toàn tuyệt đối.

g) Hồ sơ bảo hiểm cần trục tháp và bảo hiểm đối với bên thứ ba theo quy định.

h) Giấy phép sử dụng đất, công trình công cộng hoặc hợp đồng thuê đất đặt vị trí móng cần trục tháp trong trường hợp móng cần trục tháp được xây dựng ngoài phạm vi công trường (nếu có).

2. Đề nghị chủ đầu tư, đơn vị quản lý sử dụng cần trục tháp tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật an toàn cần trục tháp quy định tại Quy chuẩn QCVN 07:2012/BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng, Tiêu chuẩn TCVN 4244:2005 – Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo, kiểm tra kỹ thuật và Điều 5 của Quy định. Trong đó lưu ý một số nội dung sau:

– Trường hợp trong quá trình hoạt động các bộ phận của cần trục tháp như cần, đối trọng, tải,… có phạm vi vận hành phía trên đường giao thông thì không được phép vận hành cần trục tháp trong giờ giao thông đông người (sáng từ 6h00 đến 8h00, trưa từ 11h00 đến 14h00; chiều từ 16h30 đến 18h30). Trường hợp cần thiết phải hoạt động trong khung giờ nêu trên và trường hợp đặc biệt khác, phải được cơ quan chức năng hỗ trợ điều tiết giao thông đảm bảo an toàn.

– Không cho phép chuyển tải phía trên các công trình liền kề, công trình lân cận.

– Không được phép để phần đối trọng của cần trục phía trên đường giao thông, công trình,…khi cần trục không hoạt động.

– Thực hiện kiểm định kỹ thuật toàn bộ trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, kiểm định định kỳ và các trường hợp khác theo quy định. Trong đó, thực hiện kiểm định định kỳ 06 tháng/lần trong quá trình sử dụng.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra

Giao Thanh tra Sở chủ trì thực hiện trách nhiệm của Sở Xây dựng, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra (định kỳ hoặc đột xuất) việc tuân thủ Quy định Quản lý sử dụng cần trục tháp tại các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
Tags:,

Hỗ trợ trực tuyến

YÊU CẦU BÁO GIÁ

ĐỐI TÁC

Gọi điện
SMS
Liên hệ